fiogf49gjkf0d
Nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong giám định pháp y tâm thần.
fiogf49gjkf0d

1. Đặt vấn đề:

Động kinh (ĐK) là bệnh của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, biểu hiện lâm sàng phức tạp. Đặc điểm ở thể động kinh tâm thần và những bệnh nhân (BN) ĐK có biến đổi nhân cách thường xuyên có hành vi nguy hiểm cho BN và những người xung quanh buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp.

Trong giám định pháp định pháp y  tâm thần (GĐPYTT) tỷ lệ ĐK dao động trong khoảng từ 6,75% đến 12,25% các đối tượng giám định.

Qua nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như trên thế giới đều thấy rằng: Không phải tình trạng rối loạn trong cơn động kinh  hay trạng thái rối loạn ý thức hoàng hôn dẫn đến phạm tội mà chủ yếu xảy ra ở giai đoạn ngoài cơn ĐK.

Để nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân ĐK trong GĐPYTT, trong nghiên cứu này chúng tôi đặt ra mục tiêu: Nghiên cứu số lượng, tỷ lệ các loại yếu tố thúc đẩy và đi sâu phân tích từng yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân ĐK trong GĐPYTT.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1. Đối tượng:

- Gồm 38 trường hợp phạm tội hình sự nghi ngờ bị ĐK do cơ quan pháp luật gửi tới trưng cầu GĐPYTT tại Tổ chức GĐPYTT trung ương và Viện GĐPYTTTƯ từ năm 2000 đến 2008 được chẩn đoán xác định là ĐK.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán đựa theo bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới (ICD10).

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Tiến hành theo phương pháp cắt ngang, cả hồi cứu và tiến cứu.

- Khai thác tiền sử thông qua hồ sơ do cơ quan trưng cầu cung cấp.

- Chia thời kỳ theo dõi các triệu chứng lâm sàng bệnh ĐK và các hành vi có liên quan đến việc vi phạm pháp luật.

- Khám xét lâm sàng toàn diện, tỷ mỷ.

- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ cho chẩn đoán.

- Xác định, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý, ngoại lai đối với hành vi phạm tội  của bệnh nhân.

- Lập biểu mẫu và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê.

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận:

3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Bảng 1: Phân loại bệnh nhân theo giới (n=38).

Giới

n

%

p

Nam

35

92,10

 

p < 0,001

N

3

7,90

Cộng

38

100,00

Chủ yếu là nam giới (92,10%) hơn hẳn so với nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả này là phù hợp vì tỷ lệ BNĐK trong nhân dân thì nam giới cũng cao hơn nữ giới, mặt khác đặc điểm tâm lý nam giới cũng mạnh mẽ và dễ va chạm hơn nữ giới nên cũng dễ có hành vi phạm tội hơn.

Bảng 2: Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 38).

Nghề nghiệp

n

%

p

Không nghề

18

42,37

p < 0,05

TRồng trọt

15

39,47

p < 0,05

Công nhân

2

5,26

p > 0,05

Học sinh

2

5,26

p > 0,05

Bộ đội

1

2,63

p > 0,05

Cộng

38

100,00

 

 

ở đây ta gặp chủ yếu là không có nghề và nghề trồng trọt (2 loại chiếm tới 86,84%)  hơn hẳn so với các nghề nghiệp khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Do BNĐK ít nhiều có ảnh hưởng đến một số mặt hoạt động tâm thần ngoài ra họ còn chịu sự nhìn nhận chưa đúng đắn của xã hội, thậm chí còn bị kỳ thị vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo công ăn việc làm.

Bảng 3: Phân loại bệnh nhân theo trình độ học vấn (n=38).

Trình độ học vấn

n

%

p

Không biết chữ

1

2,63

p > 0,05

Cấp I

7

18,42

p > 0,05

Cấp II

22

57,90

p < 0,05

Cấp III

7

18,42

p > 0,05

Đại học

1

2,63

p > 0,05

Cộng

38

100,00

 

Trình đô học vấn chủ yếu là cấp II (57,90%) hơn hẳn các trình độ học vấn khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Kết quả này là phù hợp vì đa số BNĐK có ảnh hưởng về mặt trí tuệ, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh lâu năm nên khả năng học tập của họ bị hạn chế.

Bảng 4:  Phân loại BN theo nhóm và cơn ĐK (n = 38).

Loại cơn

 

ĐK toàn bộ

ĐK cục bộ

ĐK không xếp loại

Cộng

Cơn lớn

Cơn nhỏ

Cơn gồng cứng

Cơn cảm xúc

Cơn TTD

Cơn cục bộ hoá thứ phát

n

28

2

1

1

3

2

1

38

%

73,70

5,26

2,63

2,63

7,89

5,26

2,63

100,00

P

< 0,001

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

 

ĐK toàn bộ chiếm ưu thế (81,59%), trong đó chủ yếu là ĐK toàn bộ cơn lớn (73,70%) cao hơn rõ rệt so với các loại cơn khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [4,5].

3.2. Kết quả nghiên cứu yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội:

Bảng 5: Thời điểm phạm tội (n=38).

Thời điểm

n

%

p

Trong đơn ĐK

3

7,89

 

Ngoài cơn ĐK

35

92,11

p < 0,001

Cộng

38

100,00

 

Thời điểm phạm tội xảy ra chủ yếu ở giai đoạn ngoài cơn ĐK (92,11%). Cao hơn rõ rệt với thời điểm trong cơn ĐK với p <0,001. Kết quả này là phù hợp vì tại bảng 4 - phân loại bệnh nhân theo nhóm và cơn ĐK thì có tới 81,59% là ĐK toàn bộ, trong đó 73,71% là cơn lớn trong cơn ĐK BN mất ý thức  kèm theo cơn co giật nên không thể thực hiện hành vi phạm tội được. Chỉ có 3 BN là cơn ĐK thuỳ thái dương trong cơn BN có nhiều rối loạn tâm thần nên có hành vi phạm tội. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [2,4,5].

Bảng 6. Yếu tố thúc đẩy phạm tội (n=38).

Yếu tố

n

%

p

Yếu tố bệnh lý

12

31,58

p > 0,05

Yếu tố ngoại lai

18

47,37

p > 0,05

Phối hợp cả hai yếu tố

8

21,05

p > 0,05

Cộng

38

100,00

 

Yếu tố ngoại lai chiếm tỷ lệ cao hơn yếu tố bệnh lý. Vì BNĐK thường có mặc cảm , tự ti, trên nền nhân cách có sự biến đổi, dễ bùng nổ, khả năng kiềm chế kém thì yếu tố ngoại lai đặc biệt là yếu tố tâm lý -  xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Vinh năm 2005 và Dương Văn Lương năm 2006.

Bảng 7. Phân tích yêu tố bệnh lý (n = 20).

Yếu tố

n

%

p

Cơn xung động

1

5,00

p > 0,05

Biến đổi nhân cách nặng và vừa

17

85,00

p < 0,01

Rối loạn tâm thần

19

95,00

P < 0,01

Trong các yếu tố bệnh lý chỉ gặp 1 BN có cơn xung động ĐK  còn lại đa số BN có biến đổi nhân cách ở mức độ nặng hay vừa và  BN có các biểu hiện rối loạn tâm thần. Trong số BN có rối loạn tâm thần chủ yếu gặp các rối loạn về cảm xúc, tư duy, trí tuệ và hành vi tác phong phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [4,5,8].

Bảng 8: Phân tích yếu tố ngoại lai (n=26).

Yếu tố

n

%

p

Yếu tố tâm lý - xã hội

20

76,92

p <0,01

Yếu tố cơ thể

1

3,85

p > 0,05

Sử dụng chất kích thích

3

11,54

p > 0,05

Kết hợp yếu tố tâm lý –xã hội và chất kích thích

2

7,70

p > 0,05

Trong các yếu tố ngoại lai chủ yếu gặp yếu tố tâm lý xã hội (76,92%) cao hơn rõ rệt so với các yếu tố khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Do BN ĐK thường có biến đổ về nhân cách, khả năng kiềm chế hành vi bị hạn chế nên yếu tố tâm lý - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi phạm tội. Yếu tố sử dụng chất kích thích cũng gặp ở 5/26 trường hợp do ở BNĐK ngưỡng co giật thấp,  chính vì thế khi sử dụng chất kích thích đặc biệt là rượu thì dễ xuất hiện cơn ĐK. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [6,7]

4. Kết luận:

Qua nghiên cứu yếu tố thúc đẩy phạm tội ở 38 trường hợp phạm tội hình sự do cơ quan pháp luật gửi tới trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại Tổ chức  Giám định PYTTTW và Viện GĐPYTTTW từ năm 2000 đến 2008 được chẩn đoán xác định là ĐK chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Thời điểm phạm tội xảy ra chủ yếu ở giai đoạn ngoài cơn ĐK (92,11%).

- Yếu tố ngoại lai chiếm tỷ lệ cao hơn yếu tố bệnh lý trong việc  thúc đẩy hành vi phạm tội (74,37%) so với (31,58%).

- Trong các yếu tố bệnh lý chủ yếu gặp các rối loạn về cảm xúc, tư duy, trí tuệ, hành vi tác phong và biến đổi nhân cách.

- Trong các yếu tố ngoại lai chủ yếu gặp yếu tố tâm lý - xã hội (76,92%).

TÀI LIỆU THAO KHẢO.

1. Trần Văn Cường (1992): Nhận xét 70 trường hợp bi bệnh tâm thần có hành vi nguy hiểm gặp trong GĐPYTT.

Nội san tama thần - thần kinh - phẫu thuật thần kinh, Bộ Y tế, 111-118.

2. Dương Văn Lương (2006): Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong GĐPYTT.

Nội san tâm thần học - BVTTTW, số 1, 32-35.

3. Phạm Đức Thịnh và cs (2007): Khảo sát đặc điểm dịch tễ động kinh tại 2 xã ở miền Bắc Việt Nam, báo cáo đề tài khoa học cấp cơ sở - BVTTTW.

4. Ngô Văn Vinh (2003): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân động kinh trong GĐPYTT.

Nội san BVTTTW, 58-60.

5. Ngô Văn Vinh  (2005): Bệnh nhân động kinh trong GĐPYTT.

Chuyên đề tâm thần học - Hội tâm thần Việt Nam, số 8, 128-129.

6. Anazonanine Th, Laplane D (1959): Les epilepsies alcooliques. Rev. Prat, 9, 1401-1407.

7. Falret J (1995): Homicide et pathologie mental: Home urs. N014,15.

8. Frenwick P (1986): Agression and epilespy, aspects of epilepsy and psychiatry, John willy and sons, 31-56.

9. WHO (1992): International statiscal classification of diseases and Health problems. Tenth revision, p. 34 - 36.

                                                                                                     ThS. Ngô Văn Vinh

                                                                                                     ThS. Trần Văn Trường

                                                                                                     Y tá: Lê Hải Hà

 

::Các tin khác:

 
fiogf49gjkf0d
Nhận xét lâm sàng về tác dụng không mong muốn của thuốc Haloperidol và Olanzapin trong điều trị bệnh nhân TTPL
fiogf49gjkf0d

NHẬN XÉT LÂM SÀNG VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC HALOPERIDOL VÀ OLANZAPIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT.

 
 
fiogf49gjkf0d
So sánh hiệu quả điều trị bệnh nhân TTPL của Olanzapin và Haloperidol
fiogf49gjkf0d
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT CỦA OLANZAPIN VÀ HALOPERIDOL
 
 
fiogf49gjkf0d
Nhận xét biểu hiện rối loạn hoạt động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt - TS Phạm Đức Thịnh
fiogf49gjkf0d

NHẬN XÉT BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÀNH ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT.

 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline:
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về quyết định cấm hút thuốc nơi công cộng?
Ủng hộ hoàn toàn
Ủng hộ hoàn toàn
Không ủng hộ
Ý kiến khác
  
THỐNG KÊ
Lượt truy cập: 144846
Trực tuyến: 1
Link web
LOGO QUẢNG CÁO