Dinh dưỡng sớm giúp trẻ phát triển toàn diện (16/12)

Dinh dưỡng sớm trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tối ưu giúp định hình sự phát triển toàn diện trong tương lai của trẻ như trí tuệ, thể chất.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt từ sớm còn giúp ngăn ngừa các bệnh về sau như tim mạch, đái tháo đường, béo phì... Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chế độ dinh dưỡng sớm, đúng, giúp phát triển khối lượng, cấu trúc, vùng của não bộ liên quan tới phát triển trí tuệ.

GSTS Hoàng Trọng Kim, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, phát biểu tại hội thảo “Những tiến bộ trong dinh dưỡng Nhi khoa”: “Những năm đầu đời là giai đoạn tăng trưởng và phát triển vượt bậc của trẻ nhỏ, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ giai đoạn phát triển quan trọng này".

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, não đã phát triển đầy đủ các thùy, rãnh với bề mặt giống như não người trưởng thành. Khi trẻ gần một tuổi, trọng lượng não lớn gấp 2 lần lúc mới sinh. Thời kỳ 3 tuổi, số lượng tế bào thần kinh đạt mức cao nhất, khi đó trọng lượng của não cũng đạt 80% so với người trưởng thành. Vào năm thư tư, tiềm năng trí tuệ của trẻ đã phát triển được 50% và về sau các tế bào thần kinh không được sinh ra thêm mà chỉ hoàn thiện dần về chức năng và cấu trúc giúp cho hoạt động sống, thích nghi, học hỏi của trẻ, và càng về sau trong sự trưởng thành của trẻ, sẽ có những tế bào thần kinh bị thoái hóa và mất đi.

Những năm đầu của cuộc đời được ví là “thời cơ vàng”, giai đoạn để não bộ sinh trưởng và phát triển hoàn thiện. Chế độ dinh dưỡng đúng ngay từ giai đoạn này sẽ giúp phát triển khối lượng và các cấu trúc, vùng của não bộ liên quan tới phát triển trí tuệ. Khi não của trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng, phát triển. Thêm vào đó, môi trường sống như: giáo dục môi trường gia đình, xã hội, điều kiện nuôi dưỡng tốt chính là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để giúp bé phát huy tiềm năng trí tuệ trong những năm đầu đời, cha mẹ cần cung cấp và bổ sung cho trẻ những dưỡng chất giúp phát triển trí tuệ như : AA, DHA, Omega 3, Omega 6, taurin, cholin, sắt, kẽm, axit pholic, iod. Ngoài ra, 2 chất mới có vai trò quan trọng với sự phát triển trí não của bé là: phospholipid và lutein.

Phospholipid là thành phần chính của màng tế bào thần kinh và chất myelin. Vai trò của Phospholipid là tối ưu hoá các mối liên kết thần kinh. Phospholipid hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ. Trẻ được bổ sung đầy đủ phospholipid sẽ có các tế bào thần kinh nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn.

Lutein là một chất oxy hóa. Trong cơ thể, nó tập trung nhiều nhất ở võng mạc. Trẻ được bổ sung đầy đủ lutein sẽ phát triển khả năng học hỏi, tăng cường thị giác. Tuy nhiên, không phải đơn lẻ một dưỡng chất nào có thể giúp phát triển trí não mà cần phải kết hợp đầy đủ tất cả các dưỡng chất kể trên. Sự kết hợp đó giúp tế bào não bé phát triển tốt.

Theo vnExpress   

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline:
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về quyết định cấm hút thuốc nơi công cộng?
Ủng hộ hoàn toàn
Ủng hộ hoàn toàn
Không ủng hộ
Ý kiến khác
  
THỐNG KÊ
Lượt truy cập: 137490
Trực tuyến: 6
Link web
LOGO QUẢNG CÁO