Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần
fiogf49gjkf0d
I. Đặt vấn đề
Ngày nay chuyên ngành tâm thần đã có nhiều tiến bộ trong quản lý và điều trị nhưng các hành vi nguy hiểm do người mắc bệnh tâm thần gây ra cho xã hộivẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Nghiên cứu của Gunn J. và Taylor D.C.(1984) trên 1241 tù nhân thấy tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt bị kết tội giết người cao hơn tỷ lệ bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng. Hai tác giả này còn thấy có nhiều thể bệnh tâm thần khác nhau trong các tù nhân và có sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ. Năm 1986 Tunner.T.J. và Tofler D.S. nghiên cứu 708 nữ tù nhân thấy có quá nửa số tù nhân có tiền sử rối loạn tâm thần và nghiện chất. Ở nước ta Trần Văn Cường (1992) nhận thấy trong giám định pháp y tâm thần gặp nhiều thể bệnh và hậu quả do họ gây ra rất nghiêm trọng. Giám định pháp y tâm thần thực chất là giúp cho cơ quan pháp luật xét xử đúng người đúng tội, đặc biệt trong loại trừ giả bệnh tâm thần.
Để góp phần tìm hiểu cơ cấu các bệnh tâm thần và một số nhân tố dẫn tới hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần và một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội trong giám định pháp y tâm thần nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu cơ cấu bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần tại bệnh viện tâm thần Trung ương trong 10 năm (từ tháng 01 năm 1994 đến tháng 12 năm 2003).
2. Nghiên cứu một số nhân tố và yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở các đối tượng trong nhóm nghiên cứu.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 331 hồ sơ bệnh án của các đối tượng phạm tội hình sự, nghi ngờ bị bệnh tâm thần đã được cơ quan pháp luật trưng cầu giám định pháp y tâm thần (GĐPYTT) nội trú tại bệnh viện tâm thần Trung ương từ tháng 1/1994 đến tháng 12/2003.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên các tư liệu hồ sơ bệnh án của các đối tượng giám định, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu.
Sử dụng mẫu bệnh án thu thập thông tin nghiên cứu các yếu tố chung về lâm sàng và cận lâm sàng. Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội qua các thông tin về bệnh tật, các thông tin về tội phạm do cơ quan pháp luật cung cấp mà hồ sơ ghi lại.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Phân tích các số liệu chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1.1. Các bệnh tâm thần gặp trong
GĐPYTT
Qua bảng 3.1.1 chúng tôi thấy xuất hiện ở 8 thể bệnh trong đó thể F20- F29 chiếm tỷ lệ cao nhất 42,60% và nhóm thấp là không có bệnh tâm thần (giả bệnh) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh F2 và các nhóm bệnh khác
Bảng 3.1.2. Phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu
Đối tượng
Giới tính
n
Tỷ lệ %
p
Nam
Nữ
Cộng
Bảng 3.1.2. cho thấy số bệnh nhân trong các nhóm bệnh chủ yếu là nam giới
(93,66%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P< 0,001).
Bảng 3.1.3. Phân bố bệnh nhân GĐPYTT theo tuổi
Đối tượng
Giới tính
n
Tỷ lệ %
<20
20 – 29
30 – 39
40 – 49
50 – 59
60
Cộng
Bảng trên cho thấy nhóm tuổi bệnh nhân gặp trong GĐPYTT chủ yếu là độ tuổi 20- 39 (217/331) chiếm 68,9% tiếp đến là nhóm tuổi 40- 49 chiếm 16% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm tuổi này so với các nhóm tuổi khác (P <0,01).
Bảng 3.1.4. Phân bố đối tựơng theo nghề nghiệp
Đối tượng
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Làm ruộng
Công nhân
Cán bộ
Không nghề
Cộng
Kết quả bảng trên cho thấy không có sự khác nhau về nghề nghiệp của hai nhóm có bệnh tâm thần và không có bệnh tâm thần. Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng 49,5% không nghề 37,2% Kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt so với kết quả của Trần Văn Cường (1996), và của Đường Khắc Tám (1995).
Bảng 3.1.5. Phân bố đối tượng theo trình đội văn hoá.
Đối tượng
Trình độ văn hoá
n
Tỷ lệ %
Không biết chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Đại học
Cộng
Bảng trên cho thấy trình độ học vấn chủ yếu là cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 67,4%, trình độ phổ thông trung học chiếm 22,7% có 6% đối tượng không biết chữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P < 0,01).
3.2. Các yếu tố thúc đẩy và hình thức phạm tội.
Bảng 3.2.1. Yếu tố bệnh lý và yếu tố ngoại lai thúc đẩy phạm tội
TT
Đối tượng
Yếu tố thúc đẩy
n
Tỷ lệ %
P
1
Do bệnh lý
2
Do gia đình
3
Do tác động xã hội
4
Do sử dụng rượu
5
Do sử dụng chất Kích thích khác
6
Yếu tố khác
Cộng
Bảng 3.2.1. cho thấy yếu tố chi phối hành vi phạm tội cao nhất là bệnh lý 52,2%; xã hội tác động là 18,1%; gia đình là10,9% do rượu chi phối là 8,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố bệnh lý và các yếu tố ngoại lai ( p < 0,001).
3.2.2. Đặc điểm giao đoạn bệnh ở thời điểm phạm tội
TT
Đối tượng
Yếu tố thúc đẩy
n
Tỷ lệ %
1
Giai đoạn bệnh tiến triển
2
Giai đoạn bệnh ổn định
3
Mắc bệnh sau gây án
4
Không mắc bệnh
Cộng
Bảng 3.2.2. cho thấy ở nhóm nghiên cứu người mắc bệnh trước khi gây án hành vi phạm tội chiếm tỷ lệ cao so với người mắc bệnh sau gây án và không mắc bệnh (p <0,001).
IV. Kết luận
Qua nghiên cứu 331 đối tượng đã được giám định pháp y tâm thần tại bệnh viện Tâm thần trung ương trong 10 năm (1994- 2003) bằng phương pháp phân tích hồi cứu, chúng tôi đi đến kết luận sau :
1. Cơ cấu bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần trong 10 năm (1994- 2003)
- Tỷ lệ bệnh tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần là 95,77% tỷ lệ giả bệnh tâm thần là 4,23% (P < 0,001)
- Gặp 8 nhóm bệnh tâm thần và 60 thể bệnh trong đó :
Nhóm bệnh từ F20- F 29, chiếm 42,6% gặp ở 15 thể bệnh thể bệnh gặp nhiều nhất là F20.0 chiếm tỷ lệ 22,05%
Nhóm bệnh G40- G47 chiếm tỷ lệ 10,27% gặp ở 5 thể bệnh G 40.0 (6,65%) , G40.2 (0,30%), G40.5 (60%), G40.6 (2,42%), G40.7 (0,30%)
Nhóm bệnh từ F00- F09, chiếm 11,48% nhóm bệnh này gặp 11 thể bệnh.
Nhóm bệnh từ F10- F19, chiếm 6,34% gặp ở 6 thể bệnh
Nhóm bệnh từ F30- F39, chiếm tỷ lệ 5,44% ở nhóm bệnh này gặp 6 thể bệnh thể bệnh, gặp nhiều trong nhóm nhất là F31.0 chiếm 2,42%
Nhóm bệnh từ F40- F48 chiếm tỷ lệ 6,04% gặp ở 7 thể bệnh. Thể bệnh gặp nhiều ở nhóm bệnh này là F43.1 chiếm 2,12%; F43.21 chiếm 1,21%
Nhóm bệnh từ F60- F69 chiếm tỷ lệ 6,65% gặp ở 7 thể bệnh khác nhau. Thể bệnh gặp nhiều trong nhóm là F60.1 chiếm 2,12%, F60.3 chiếm 2,42%.
Nhóm bệnh từ F70- F 79 chiếm tỷ lệ 6,95%, gặp ở 3 thể bệnh F70 (4,53%), F71(2,12%) , F72 (0,30%)
- Bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ tỷ lệ 9/1 (93,7% nam)
2. Các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội
- Do nhân tố bệnh lý tâm thần chi phối chiếm 52,27%
- Các yếu tố gia đình chiếm 10,88%
- Yếu tố xã hộichiếm 18,12%
- Các yếu tố khác chiếm 18,43% - Phạm tội trong giai đoạn bệnh tiến triển là 51,06% BN, trong giai đoạn bệnh ổn định là 39,27% BN.
- Thời gian mắc bệnh đến khi gây án từ 1- 5 năm chiếm 55,60%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cường : Nhận xét kết quả giám định 1970- 1980 . Nội sau Tâm thần số đặc biệt chào mừng hội nghị ngành lần thứ tư Hà Nội- 1986 , 16-23
2. Trần Văn Cường : Nhận xét 70 trường hợp bị bệnh Tâm thần gặp trong giám định pháp y tâm thần có hành vi nguy hiểm
3. Trần Văn Cường : Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội ở bệnh nhân tâm thần phân liệt trong giám định pháp y tâm thần , luận án phó tiến sỹ khoa học y dược Hà Nội –1996
4. Trần Văn Cường, Nguyễn Đăng Dung : Nghiên cứu hình thái phạm tội trên một số trường hợp bị bệnh Tâm thần gặp trong Giám định Pháp y Tâm Thần. Nội sau Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1- 1996, 9 – 12
5. Trần Văn Cường, Ngô Văn Vinh : Chậm phát triển tâm thân gặp trong GĐPYTT, Nội san BVTTTTW số 1 năm 2001
6. Nguyễn Đăng Dung : Pháp y Tâm thần - Tập san Tâm thần 1983, 52- 61
7. Nguyễn Đăng Dung : Quản lý và điều trị Bệnh Tâm thần có hành vi nguy hiểm cho xã hội, nội sau Tâm thần 1989, 162- 166
8. Brinded PM, Simpson AI, Laidlaw TM, Fairley N, Malcolmf. Prevalence of psychiatric disorders in new zealand prisons: a national study. Academic unit of Forenne Psychintry, Department of psychological medicine Christ church Scholl of medicine Po box 4345, chriptchurch, new zealand phil Brinded @ Health link south. Co. nz
9. Wood ward M, Nursten J, williams P. Badger DMental disorder and homicide : are of epidemiological reseachEpidemiol psichiatr soc. 2000 Jul – sep ; 9 (3) : 171- 89
10. NiveauG: Crimial responsibility and canabisuse: psychiatrie review and propose gruidelines. Geneva university in stitute of porensic Medicine switzerland Gerard nivean @ hcuge. Ch. I porensie sci. 2002 May 47 (3) : 451- 8