fiogf49gjkf0d
Nhận xét biểu hiện lâm sàng hoang tưởng và ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt - Ts. Phạm Đức Thịnh
fiogf49gjkf0d

 

 

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là 1 bệnh loạn thần nặng, khá phổ biến. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, phức tạp. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các rối loạn tư duy (hoang tưởng), rối loạn tri giác (ảo giác). Bệnh chỉ ổn định nếu được điều trị đúng bằng hoá dược.
Ở Việt Nam, trong những thập niên gần đây đã có một số nghiên cứu về rối loạn hành động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Song chưa có hệ thống. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhân xét biểu hiện lâm sàng và rối loạn hành động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt” nhằm 2 mục tiêu:
1.      Phân tích đặc điểm ảo giác và hoang tưởng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điệu trị nội trú.
2.      Đánh giá các rối loạn hành động ở các bệnh nhân trên.
II.     ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.   Đối tượng nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên 173 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là tâm thần phân liệt đáp ứng tiêu chuẩn của ICD-10 (1992). Các bệnh nhân đang được điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2005.
2.2.   Phương pháp nghiên cứu:
Theo phương pháp tiến cứu, mô tả lâm sàng từng trường hợp.
2.3.   Xử lý số liệu:
Theo phương pháp thống kê y học.
III.    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1.Đặc điểm ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

STT
Bệnh nhân nghiên cứu
Loại ảo giác
n=173
Tỷ lệ (%)
P
1
Ảo thanh bình phẩm
60
34,68
P6-1<0,001
2
Ảo thanh đàm thoại
15
8,67
P1-2<0,01
3
Ảo thanh ra lệnh
33
19,08
P>0,05
4
Ảo thị
7
4,05
5
Ảo giác nội tạng
1
0,58
6
Ảo giác khác
4
2,31

 
Ở bảng 1, chúng tôi thấy ảo thanh bình phẩm chiếm 34,68%, cao hơn các loại ảo giác khác, có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.

Bảng 2. Rối loạn nội dung tư duy ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

STT
Bệnh nhân nghiên cứu
 
Các hoang tưởng
n=173
Tỷ lệ (%)
P
1
HT bị theo dõi
6
3,47
P>0,05
2
HT bị chi phối
20
11,56
3
HT bị hại
89
51,45
P< 0,001
4
HT ghen tuông
12
6,94
P>0,05
5
HT liên hệ
3
1,73
6
HT tự cao
21
12,14
7
HT khác
11
6,36

Trên bảng 2, chúng tôi thấy hoang tưởng bị hại gặp nhiều nhất (chiếm 51,45%), có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Phù hợp với tác giả Kepbicop O.V, Nguyễn Kim Việt và Kaplan H.I.
 
Biểu đồ 1: Các loại hoang tưởng
Bảng 3. Rối loạn hoạt động có ý chí ở bệnh nhân nghiên cứu.
STT
Bệnh nhân nghiên cứu
Các rối loạn
n=173
Tỷ lệ (%)
P
1
Tăng hoạt động
47
27,17
P5-1<0,05
2
Giảm hoạt động
60
34,68
P1-2>0,05
3
Mất hoạt động
2
1,12
P<0,001
4
Hoạt động dị thường
100
57,80
5
Hành vi tự sát
12
6,94

Ở bảng 3 chúng tôi thấy hoạt động dị thường chiếm tỷ lệ cao nhất (57,80%) với P<0,001. Kết quả của chúng tôi không phù hợp với các tác giả khác. Có lẽ bệnh nhân nghiên cứu đều ở giai đoạn phải điều trị nội trú nên hành vi dị thường chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 4. Rối loạn hoạt động bản năng ở bệnh nhân nghiên cứu.
STT
Bệnh nhân nghiên cứu
 
Rối loạn
n=173
Tỷ lệ (%)
P
1
Cơn xung động
113
65,32
P13-1>0,05
2
Không ăn
21
12,14
P<0,001
3
Chán ăn
94
54,34
4
Phàm ăn
4
2,31
5
Ăn vật bẩn
24
13,87
P4-5>0,05
6
Đi lang thang
93
53,76
P<0,001
7
Cơn trộm cắp
7
4,05
8
Cơn đốt nhà
20
11,56
P>0,05
9
Cơn giết người
11
6,36
10
Loạn dâm
5
2,89
11
Thủ dâm
6
3,47
12
Cưỡng dâm
3
1,73
13
Cơn đập phá
106
61,27
P12-13<0,001
 
Trên bảng 4, chúng tôi thấy: cơn xung động chiếm 65,32% là tỷ lệ cao nhất, trongkhi đó hành vi cưỡng dâm là 1,73%. So sánh các nhóm rối loạn hoạt động bản năng có sự khác biệt rõ rệt với P<0,001. Cơn xung động và cơn đập phá cao hơn so với các tác giả khác vì đa số bệnh nhân vào viện trong giai đoạn bệnh cấp tính hoặc bệnh tái phát nặng hơn nên đã làm tan vỡ sự thống nhất ở người bệnh.
 
IV.    KÊT LUẬN
Qua nghiên cứu 173 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú trên, chúng tôi thấy:
4.1.      Đặc điểm ảo giác và hoang tưởng:
-           Ảo thanh bình phẩm chiếm 34,68%; ảo thanh ra lệnh 19,08%.
-           Hoang tưởng bị hại chiếm tỷ lệ cao nhất 51,45%; tiếp đến là hoang tưởng tự cao 12,14; hoang tưởng bị chi phối 11,56%.
4.2.      Các rối loạn hoạt động:
-           Hoạt động dị thường chiếm 57,80%; hành vi tự sát 6,94%.
-           Cơn xung động là 65,32% và cơn đập phá 61,27%; tiếp đến chán ăn 54,34%; phàm ăn 2,31%; cơn bỏ nhà 53,76%.
TÀI LIỆU THAO KHẢO
1.         Kaplan H. I, Sadock B. J, Grebb J. A (1994) “Schizophrenia”, Synopsis of Psychiatry, Behavioral Science, Clinical Psychiatry, Sydney, Trang 457-485.
2.         Kepbicôp O.V, Cockina M.V, Natgiaroop.R.A, Xnhegiơhepxki A.V (1980), “Bệnh tâm thần phân liệt”, Tâm thần học, Trang 242-263.
3.         Johns LC, Van Os J (2001) “The continuity of psychotc experiences in the general population”, Clin Psychol Rev. 2001 Nov; 21(8):1125-1141.
4.         Nguyễn Việt (1984) “Bệnh tâm thần phân liệt”, Tâm thần học, NXB Y học – Hà Nội, Trang 123-132.
5.         Nguyễn Kim Việt (2000) “Vấn đề tái phát và phòng tái phát bệnh tâm thần phân liệt”, Nội san Tâm thần học, số 3, Hội tâm thần học Hà Nội, Trang 34-38.

TS. Phạm Đức Thịnh và CS.
 

::Các tin khác:

 
fiogf49gjkf0d
Nhận xét lâm sàng về tác dụng không mong muốn của thuốc Haloperidol và Olanzapin trong điều trị bệnh nhân TTPL
fiogf49gjkf0d

NHẬN XÉT LÂM SÀNG VỀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC HALOPERIDOL VÀ OLANZAPIN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT.

 
 
fiogf49gjkf0d
So sánh hiệu quả điều trị bệnh nhân TTPL của Olanzapin và Haloperidol
fiogf49gjkf0d
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT CỦA OLANZAPIN VÀ HALOPERIDOL
 
 
fiogf49gjkf0d
Nhận xét biểu hiện rối loạn hoạt động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt - TS Phạm Đức Thịnh
fiogf49gjkf0d

NHẬN XÉT BIỂU HIỆN RỐI LOẠN HÀNH ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT.

 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline:
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về quyết định cấm hút thuốc nơi công cộng?
Ủng hộ hoàn toàn
Ủng hộ hoàn toàn
Không ủng hộ
Ý kiến khác
  
THỐNG KÊ
Lượt truy cập: 144948
Trực tuyến: 1
Link web
LOGO QUẢNG CÁO